Nghệ sĩ ưu tú Tuyết Thu - hãy cứ làm tốt nhất có thể

Ở sân khấu Kịch Quốc Thảo, có một cô giáo luôn xuất hiện với phong thái điềm đạm nhưng mỗi lời cô nói ra đều khiến những học trò phải bất ngờ bởi trải nghiệm làm nghề dày dạn. Cô giáo đó không ai khác chính là NSƯT Tuyết Thu!

NSƯT Tuyết Thu - chân dung của một nàng thơ

Nàng thơ trong định nghĩa của bạn là gì? Có phải là cô gái thướt tha duyên dáng thu hút từ ánh nhìn đầu tiên? Trong định nghĩa của giới nghệ thuật, nàng thơ với chúng tôi là cô gái luôn tìm mới mình trong từng vai diễn, để đạo diễn yên tâm kể chuyện một cách sáng tạo nhất. NSƯT Tuyết Thu là một trong số những nàng thơ đó, hẳn là bởi nét diễn tươi trẻ nhiều năng lượng và những đào sâu để thoát khỏi những hình bóng cũ.

Sinh ra trong một gia đình không có ai làm nghệ sĩ nhưng máu ca hát đã thấm nhuần vào cô gái này từ thuở nhỏ. Quyết định trở thành sinh viên khoa cải lương trường Nghệ thuật Sân khấu 2 đã đưa Tuyết Thu chính thức dấn thân vào con đường đào kép. Nhưng cơ duyên lại đưa nghề múa trở thành một trong những nghề gắn bó với NSƯT Tuyết Thu một thời gian khá dài
 

NSƯT Tuyết Thu

NSƯT Tuyết Thu

 

Cuộc đời con người sẽ có nhiều cột mốc đáng nhớ. Một trong số những cột mốc lớn của NSƯT Tuyết Thu chính là khi cô có vai diễn kịch đầu tiên tại Đài Truyền hình TP.HCM. 

Từ sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần cho tới sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, người ta đều thấy một Tuyết Thu tràn đầy nhiệt huyết với vai diễn. Khán giả hẳn vẫn ấn tượng với vở kịch Hồn thơ ngọc, khi sân khấu lần đầu tiên chỉ có độc một diễn viên. Một trong những ưu ái của kịch chính là sự kết hợp hài hoà giữa các nhân vật để nâng để đỡ người bạn diễn của mình. Trong tình huống này, Tuyết Thu không còn cách nào khác ngoài bộc lộ trọn vẹn những nội tâm phong phú của nhân vật. Và vậy là, chúng ta đã thấy một công chúa Ngọc Hân với đầy đủ những cung bậc cảm xúc trên sân khấu trong suốt hơn 1 tiếng đồng hồ. Đến năm 40 tuổi, Tuyết Thu tiếp tục gây ấn tượng với màn diễn xuất trong vai Bạch Miêu Tinh của Một kiếp nhân sinh. Kép đào vốn nổi tiếng với dáng vẻ thiết tha, duyên dáng đầy nữ tính có ai ngờ lại thực hiện những màn nhào lộn, đánh đấm đầy mạnh mẽ. 

Gọi Tuyết Thu là một nàng thơ, không chỉ bởi dáng vẻ yêu kiều đằm thắm. Mà hơn hết là bởi ở người nghệ sĩ đó, người ta luôn thấy những nét tươi mới thách thức những vai diễn cũ. Để thế giới nội tâm nhân vật được phô bày rõ ràng. Để mỗi giây phút trên sân khấu đều là sự cống hiến trọn vẹn.

NSƯT Tuyết Thu vai Bà Sáu trong vở diễn "Cánh Đồng Rực Lửa"

NSƯT Tuyết Thu - Một nàng thơ không hề ngẫu hứng

Nếu người ta viện cớ để nói nghề nghệ sĩ là nghề nhiều cảm hứng, là nghề dựa vào thiên bẩm, thì hẳn sẽ phải thay đổi cách nhìn khi biết tới Tuyết Thu
Hành trình từ cô sinh viên khoa cải lương cho tới kép đào đẹp của sân khấu Võ Văn Tần, Hoàng Thái Thanh không chỉ có cái gọi là thiên bẩm. 
Cuộc đời của Tuyết Thu, đã từng không có nhiều dấu ấn với nghiệp ca hát, đã từng trải qua những tháng ngày gắn bó nghề múa với đủ đầy những sự tôi luyện đau đớn. Chẳng ai biết những ngày múa hát ấy sẽ đi đến đâu, chẳng ai biết nó có thể đưa Tuyết Thu tới bến bờ nào, nhưng cô vẫn làm và làm với thái độ nghiêm túc nhất, say mê nhất. Chính vì vậy, khi cơ hội nghề diễn đến, Tuyết Thu chẳng khó khăn nhiều khi học tập và phát triển, lại dễ dàng vào đủ loại vai, từ vẻ thiếu nữ thiết tha bình tĩnh cho tới những vai diễn nhào lộn như Bạch Miêu Tinh. Mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó!

NSƯT Tuyết Thu cùng các diễn viên trẻ trong đêm thi

Tôi từng đọc một câu như thế này:
“Hạnh phúc là ai làm việc người nấy, và làm tốt nhất có thể”
Tôi tin rằng NSƯT Tuyết Thu cũng là một trong những người hạnh phúc nhất trên đời, khi mà cô luôn trau dồi hết mình trong mọi vai trò, dù là kép đào cải lương, dù là múa hay trong bất kỳ vai diễn kịch nào đi chăng nữa. Cái tôn chỉ sống đó cũng y như cái cách mà cô dạy học trò của mình. Đam mê, nhiệt huyết, tận tình và nghiêm túc. Có thể với cô, nghề nhà giáo chưa bao giờ nằm trong kế hoạch cuộc đời, nhưng nếu đã se duyên với những học viên của sân khấu Kịch Quốc Thảo thì nhất định đều là một mối duyên lành. Duyên lành của những người cùng yêu nghệ thuật, cùng đam mê hết mình dưới ánh đèn sân khấu. Và quan trọng hơn, mối duyên của những người nghiêm túc với nghề, sống hết mình với nghề và làm nghề một cách tốt nhất có thể! 


MV Mẹ Tôi - NSƯT Tuyết Thu cùng Nghệ sĩ Quốc Thảo, Nghệ sĩ Lê Giang và các bạn học viên sân khấu kịch Quốc Thảo


Tin tức liên quan

Biên đạo múa Hải Âu - cảm hứng được tạo nên từ nghề nghiệp
Biên đạo múa Hải Âu - cảm hứng được tạo nên từ nghề nghiệp

2883 Lượt xem

Điều kỳ diệu của nghệ thuật chính là khả năng cho phép người ta sống trọn với những thăng trầm của cảm xúc. Cứ nhìn vào thầy giáo Hải Âu - biên đạo múa của Sân khấu Kịch Quốc Thảo, người ta sẽ thấy phép màu từ nhịp điệu của một tâm hồn nhiều rung động!

Nghệ sĩ Quốc Thảo - sự dung hòa giữa nghệ thuật và nhân sinh
Nghệ sĩ Quốc Thảo - sự dung hòa giữa nghệ thuật và nhân sinh

3634 Lượt xem

Nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh?
Có lẽ hàng ngàn mùa thu nữa trôi qua, người ta vẫn chưa thể đưa ra một câu trả lời chính xác. Bởi lẽ trên đời vốn chẳng có chuyện đúng sai mà chỉ tồn tại hai chữ phù hợp. Phù hợp với lối sống, với thói quen, và quan trọng hơn, chính là sự phù hợp với lý tưởng theo đuổi. Đó hẳn là câu chuyện của nghệ sĩ Quốc Thảo trên hành trình kiếm tìm hai chữ “phù hợp” trong thế giới nghệ thuật đa mảng màu

Nghệ sĩ Minh Nhí - thành công không phải là một cú ăn may
Nghệ sĩ Minh Nhí - thành công không phải là một cú ăn may

2271 Lượt xem

“Thành công cần rất nhiều may mắn” 
Người trẻ ngày nay định nghĩa thành công bằng nhiều kiểu, và lấy thời vận là một trong số đó. Tôi không đánh giá sai khi người ta kể chuyện Số đỏ, nói rằng anh Xuân Tóc Đỏ chính là bằng chứng của thời cuộc. Nhưng tôi có một niềm tin với cái nghề nghệ sĩ bạc như vôi, rằng “Thành công không phải là một cú ăn may” Hãy cứ nhìn câu chuyện của Minh Nhí - người thầy đáng mến của sân khấu Kịch Quốc Thảo là đủ hiểu!


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng